LANG THANG

Đây là quán tha hồ muôn khách đến (Xuân Diệu)

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011

MỘT ĐẢNG VÀ HIẾN PHÁP

                                                Huy Đức

Không hiểu vì sao Hiến pháp lại được đưa ra sửa khi những ý tưởng cải cách trong Đảng thì thiếu vắng và tình hình theo nhiều người là vẫn “chưa đủ xấu”. Nếu không xuất phát từ nhu cầu cải cách, việc sửa đổi Hiến pháp chỉ là vá víu. Rất tiếc là Đảng Cộng sản Việt Nam thường chỉ chấp nhận cải cách khi bị dồn tới chân tường, Đại hội VI năm 1986 là ví dụ.
Đọc tiếp>>

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

NHỮNG ĐIỀU TA CHƯA BIẾT VỀ NGỤC TRUNG NHẬT KÝ ....

NHỮNG ĐIỀU TA CHƯA BIẾT VỀ
NGỤC TRUNG NHẬT KÝ CŨNG NHƯ VỀ
QUÁ TRÌNH DỊCH THƠ NGỤC TRUNG NHẬT KÝ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Nhân một dịp được đi nghỉ ở Quảng Ninh ba tuần lễ, có nhiều thì giờ nhàn rỗi, tôi đã sang Hòn Gai tìm mua sách báo về đọc, trong số đó có cuốn Nhật ký trong tù (NKTT) của Bác Hồ, tái bản năm 1983. Tôi có quyển NKTT in lần đầu tiên năm 1960, nhưng vẫn mua quyển vừa nói để xem có gì khác trước, vì tôi có bản chụp nguyên tác của Bác Hồ với tiêu đề Ngục trung nhật ký (NTNK), tôi đã đọc kỹ và khi đem đối chiếu với bản dịch, tôi có những thắc mắc mà mãi đến nay vẫn chưa được giải đáp. May ở thư viện nhà nghỉ có bản in năm 1960, nên việc so sánh cũng thuận tiện.

Nhân tu chính các bản dịch của các Nhà xuất bản mà có nhiều người có ý kiến, tôi đã xem lại bản dịch đầu tiên của Nhà xuất bản Văn hóa phát hành vào dịp kỷ niệm Bác Hồ tròn 70 tuổi (19-5-1960). Lần phát hành ấy, bản dịch chỉ có 114 bài (kể cả 1 bài không có trong NTNK là bài Mới ra tù tập leo núi). So với nguyên tác 133 bài, lần xuất bản năm 1960 đã để lại 20 bài không dịch.
Đọc tiếp>>

Nhãn:

ĐẠP LÊN MẶT NHÂN DÂN-TỔ QUỐC SƯỚNG LẮM SAO


Công an đạp vào mặt người biểu tình yêu nước
                                                         
            Trần Mạnh Hảo

Gương mặt người yêu nước
Là gương mặt nhân dân
Gương mặt nhân dân
Là gương mặt Tổ Quốc


Biển đảo Việt Nam ta giặc China tràn qua xâm lược
Nhân dân yêu nước biểu tình
Đại úy công an tên Minh
Bốn lần đạp vào mặt người yêu nước
Minh đã đạp thẳng vào mặt Nhân Dân - Tổ Quốc
Đọc tiếp>>

KHÔNG THỂ MÀI QUYỀN LỰC ĐỂ TƯ LỢI

 GS TS Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý:  Không thể mài quyền lực để tư lợi
GS- TS Lê Hồng Hạnh

GS-TS Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý: Không thể mài quyền lực để tư lợi

 Nhân dịp Quốc khánh 2- 9, GS- TS Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp) trao đổi với PV xung quanh câu chuyện xây dựng Nhà nước pháp quyền và việc sửa đổi Hiến pháp sắp tới.
Dân chủ là mục tiêu tối thượng
Hiến pháp năm 1992 lần đầu tiên khẳng định việc xây dựng “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, ông có thể nói cụ thể về mục tiêu này?
Đọc tiếp>>

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

VIỆT NAM XỨ SỞ CỦA NGHỊCH LÝ

Bài này trên blog   Huỳnh Ngọc Chênh  .Thấy hay hay, xin phép tác giả cũng là chủ blog đăng lại để khách đến nhà đọc cho vui và suy ngẫm. Theo tác giả, bài đã đăng báo Tuổi Trẻ 1988


Ở hội nghị bàn tròn các nhà báo Châu Á Thái Bình Dương, trả lời phóng viên báo Utusan(Malaysia), đồng chí Nguyễn Cơ Thạch nói rằng ở nước chúng tôi có thời kỳ giá một trứng vịt 30 đồng, trong khi đó giá một ký thép 5 đồng. Phải có đến 6 kg thép mới mua được một trứng vịt. Trên thế giới không ai làm như thế cả. Chuyện ấy khó tin, nhưng lại là một sự thật. Và đó chỉ là một trong muôn vàn chuyện nghịch lý đã và đang xảy ra ở đất nước ta.
Một giáo viên sau 13 năm giảng dạy, thấy đời sống quá khó khăn, không còn đủ sức theo ngành giáo nữa bèn xin nghỉ dạy. Nhà nước cấp cho chị 13 tháng lương va 6 tháng gạo, qui ra tiền tổng cộng 300.000 đồng. Mang số tiền ấy gửi tiết kiệm lấy lãi 8% mỗi tháng, như vậy không cần phải đi làm việc, mỗi tháng cô giáo lãnh được 24.000 đồng…hơn xa tiền lương lúc còn đi dạy.
Một em bé bán nước tại chợ Cồn Đà Nẵng, mỗi ngày mùa nắng đổ được 30 ấm, mỗi ấm kiếm được 100 đồng, vị chi mỗi tháng thu vào 90.000
Đọc tiếp>>

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

HẢI CHIẾN TRƯỜNG SA 1988


Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

20 NĂM QUA, DÂN NGA SỐNG TRONG NUỐI TIẾC VÀ VỠ MỘNG

Hình ảnh cuộc đảo chính hụt tại Nga
                                                 Reuter
                                                                                           Lê Phước
 Sự kiện 20 năm sau cuộc đảo chính hụt nhằm ngăn chặn tiến trình cải tổ Perestroika, lật đổ Mikhail Gorbatchev và sự tan rã của Liên Xô vài tháng sau đó, tiếp tục thu hút báo giới. Le Monde : theo thống kê chính thức, hiện có 58% người Nga nuối tiếc thời Xô Viết
Bài phân tích của thông tín viên Le Monde tại Matxcơva đề tựa : « 1991-2011: Người Nga chơi vơi giữa tình cảm nuối tiếc và sự vỡ mộng ».
Thống kê trên do trung tâm nghiên cứu dư luận độc lập Levada thực hiện. Theo một nghiên cứu khác của trung tâm FOM, tình hình đất nước có lẽ tốt hơn nếu cuộc đảo chính năm ấy thành công. Trong vấn đề này, theo Levada, 39% người Nga xem cuộc đảo chánh là « một thời kỳ bi thảm đã gây hậu quả tai hại », 10% cho rằng, thất bại của cuộc đảo chính là « một bước tiến về phía dân chủ ». Cũng theo Levada, 49% người được hỏi cho rằng : « nước Nga đang đi lệch hướng ».
Đọc tiếp>>